Phí bảo hiểm tài sản
Khi tham gia bảo hiểm tài sản, người mua bảo hiểm cần đảm bảo việc đóng phí bảo hiểm theo đúng quy định trong hợp đồng. Khi việc đóng phí bảo hiểm được thực hiện đầy đủ thì lúc có sự cố hoặc rủi ro xảy ra với tài sản được bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ thực hiện cam kết của mình là bồi thường một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản được bảo hiểm theo từng trường hợp cụ thể.
- Tùy theo từng loại sản phẩm bảo hiểm tài sản và từng công ty bảo hiểm mà mức phí bảo hiểm sẽ khác nhau. Để nắm được mức phí bảo hiểm cụ thể khách hàng cần chú ý đọc kỹ trong hợp đồng bảo hiểm của mình với công ty bảo hiểm.
- Bảo hiểm hàng hóa là một loại hình bảo hiểm tài sản rất phổ biến được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Hãy tham khảo ngay về phí bảo hiểm hàng hóa trong bài viết sau:
Hướng dẫn bồi thường
Việc bồi thường bảo hiểm tài sản có các quy tắc và hình thức bồi thường thỏa đáng cho người mua bảo hiểm. Để nắm được những thông tin cần thiết về việc bồi thường bảo hiểm tài sản hãy theo dõi những hướng dẫn chi tiết sau:
Nguyên tắc bồi thường
- Nguyên tắc bồi thường được hiểu là sự bù đắp thiệt hại của doanh nghiệp bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra nhằm khắc phục hậu quả cho người tham gia.
- Nguyên tắc bồi thường của bảo hiểm tài sản là số tiền bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó, trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm theo quy định.
Hình thức bồi thường
Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm có thể tự do thỏa thuận và lựa chọn một trong các hình thức nhất định như:
- Sửa chữa tài sản khi bị thiệt hại.
- Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác.
- Trả tiền bồi thường.
Trong những trường hợp bên mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm không thể thỏa thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được tiến hành bằng tiền.
Với việc bồi thường dưới hình thức thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hoặc trả tiền bồi thường thì công ty bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.
Quy trình bồi thường
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục bao gồm:
- Giấy yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm đã ký kết
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy hoặc biên bản xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
- Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
- Biên bản giám định nguyên nhân tổn thất của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; Hoặc các bằng chứng khác chứng minh tổn thất.
- Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.
Bước 2: Công ty bảo hiểm tiếp nhận hồ sơ và các chứng từ tài liệu.
Bước 3: Công ty bảo hiểm xem xét trách nhiệm bảo hiểm kiểm tra Hồ sơ giám định và khiếu nại đòi bồi thường của khách hàng xem tổn thất có thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo hợp đồng hay không.
Bước 4: Đề xuất phương án giải quyết, tính toán thiệt hại và thỏa thuận hình thức bồi thường. Gửi phương án giải quyết lên lãnh đạo công ty phê duyệt, đồng thời gửi cho khách hàng.
Bước 5: Khách hàng đồng ý phương án giải quyết thì công ty bảo hiểm thực hiện bồi thường theo thỏa thuận.
Bước 6: Hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữ bồi thường bảo hiểm
Có nên mua bảo hiểm tài sản?
Bảo hiểm tài sản đang đang ngày càng phổ biến ở nước ta, nó không chỉ mang đến lợi ích cho cá nhân mà nó còn giúp bảo vệ tất cả các tài sản của doanh nghiệp một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Sau đây là những lợi ích mà bảo hiểm tài sản mang lại cho người mua bảo hiểm:
- Chuyển dịch rủi ro
- Kích thích tiết kiệm
- Bảo hiểm tài sản giúp nền kinh tế xã hội phát triển
- Hỗ trợ làm ổn định chi phí khi xảy ra sự cố
Kết luận: Qua những lợi ích trên có thể khẳng định NÊN MUA BẢO HIỂM TÀI SẢN. Đây là giải pháp tối ưu để hạn chế những tổn thất và đề phòng trước những rủi ro có thể xảy ra với tài sản của cá nhân hay doanh nghiệp.
Những lưu ý khi mua bảo hiểm tài sản
Khi mua bảo hiểm tài sản, trong hợp đồng bảo hiểm tài sản khách hàng cần lưu ý tới một số yếu tố chính gồm:
- Căn cứ bồi thường
- Hình thức bồi thường
- Giám định tổn thất
- Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
- Quy định về an toàn
- Không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm