Dù bảo hiểm tài sản ngày càng trở nên phổ biến nhưng vẫn nhiều người chưa nắm rõ bảo hiểm tài sản. Nguồn gốc, đặc điểm, mục đích và quyền lợi của bảo hiểm tài sản ra sao? Có những loại bảo hiểm tài sản nào?
Vậy Bảo hiểm tài sản là gì?
Bảo hiểm tài sản là gì?
Bảo hiểm tài sản là một loại bảo hiểm thuộc nhóm bảo hiểm phi nhân thọ, đã được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Theo đó, phía công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thu phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm khi tài sản bảo hiểm gặp rủi ro trong phạm vi bảo hiểm dẫn đến tổn thất.
Bảo hiểm tài sản là hình thức bảo hiểm cho các đối tượng là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
Các hình thức bồi thường dành cho bảo hiểm tài sản bao gồm trả tiền mặt bằng giá trị, thay thế hoặc sửa chữa tài sản nếu có khả năng. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp khách hàng đều được trả tiền mặt để bồi thường.
Các điều kiện bồi thường đều đã được quy định rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm. Do đó, khách hàng cần chú ý đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng để nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình, tránh gặp các rắc rối không mong muốn sau này.
Nguồn gốc bảo hiểm tài sản
Nguồn gốc của bảo hiểm tài sản có thể coi bắt nguồn từ trận đại hỏa hoạn ở Luân Đôn, vào năm 1666 đã nuốt chửng hơn 13.000 ngôi nhà.
- Những hậu quả tàn khốc của vụ hỏa hoạn đã chuyển đổi sự phát triển của bảo hiểm “từ vấn đề thuận tiện thành một vấn đề cấp bách”.
- Vào năm 1681, nhà kinh tế Nicholas Barbon và mười một cộng sự đã thành lập công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên với tên gọi “Insurance Office for Houses”, ở phía sau Sàn giao dịch Hoàng gia để bảo hiểm gạch và nhà khung. Ban đầu, 5000 ngôi nhà được bảo hiểm bởi Văn phòng Bảo hiểm của Barbon.
- Với sự thành công đầu tiên của liên doanh này, nhiều công ty tương tự đã được thành lập trong những thập kỷ sau đó.
- Ban đầu, mỗi công ty sử dụng sở cứu hỏa của riêng mình để ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại từ việc gây nhầm lẫn đối với các tài sản được bảo hiểm bởi họ. Họ cũng bắt đầu phát hành “Nhãn hiệu bảo hiểm hỏa hoạn” cho khách hàng của mình; Những thứ này sẽ được hiển thị nổi bật phía trên cửa chính của tài sản để hỗ trợ nhận dạng tích cực.
- Công ty bảo hiểm tài sản đầu tiên hiện nay vẫn còn được thành lập vào năm 1710 với tên gọi “Văn phòng Lửa Mặt Trời” thông qua nhiều vụ sáp nhập và mua lại là RSA Insurance Group.
- Ở Thuộc địa Mỹ, Benjamin Franklin đã giúp phổ biến và đưa ra tiêu chuẩn thực hành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm tài sản để phân tán rủi ro mất mát do hỏa hoạn, dưới hình thức bảo hiểm vĩnh viễn. Năm 1752, ông thành lập Tổ chức đóng góp Philadelphia cho Bảo hiểm nhà ở khỏi mất mát do hỏa hoạn. Công ty của Franklin từ chối bảo hiểm một số tòa nhà, như nhà gỗ, nơi nguy cơ hỏa hoạn là quá lớn.
Đặc điểm bảo hiểm tài sản
- Đối tượng bảo hiểm là tài sản bao gồm: Vật có thực, tiền, các giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền về tài sản.
- Bên mua bảo hiểm phải chứng minh được quyền lợi được bảo hiểm.
- Quan hệ bảo hiểm tài sản là quan hệ bồi thường
- Trách nhiệm trả tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) giới hạn trong phạm vi giá trị của tài sản được BH tại thời điểm và nơi xảy ra tổn thất.
- Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ % trên giá trị của tài sản bảo hiểm
- Trách nhiệm trả tiền bồi thường bảo hiểm của DNBH phát sinh khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
- Trong bảo hiểm việc áp dụng chế định chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn là bắt buộc
Mục đích của bảo hiểm tài sản
- Mục đích của bảo hiểm tài sản là giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phòng ngừa những rủi ro có thể bất ngờ xảy đến trong tương lai mà chúng ta không thể nào dự báo trước được hết nhằm hạn chế tổn thất, bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia bảo hiểm
- Khi xảy ra rủi ro, sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm theo các khoản mục được đưa ra trong hợp đồng bảo hiểm.
- Tùy vào mức bảo hiểm bạn tham gia mà các khoản bồi thường có thể lên đến tổng toàn bộ giá trị tài sản bị thiệt hại của bạn. Điều này phần nào giúp bạn san sẻ gánh nặng tài chính và những áp lực phải đối mặt và có thể yên tâm tập trung khắc phục hậu quả sau khi xảy ra rủi ro.
Quyền lợi bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản là một sản phẩm được ký kết giữa công ty bảo hiểm và bên mua. Trong đó công ty cam kết bồi thường cho bên mua khi có tổn thất xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm với điều kiện bên mua đã thực hiện đóng phí đầy đủ. Như vậy, quyền lợi bảo hiểm tài sản là người mua bảo hiểm được đền bù cho rủi ro tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó được xác định trong hợp đồng bảo hiểm. Căn cứ để người mua và công ty bảo hiểm thỏa thuận số tiền bảo hiểm là giá trị tài sản được bảo hiểm, cụ thể:
- Với tài sản mới thì giá trị bảo hiểm được xác định bằng giá mua mới trên thị trường cộng với chi phí lắp đặt, vận chuyển.
- Với tài sản đã sử dụng, giá trị bảo hiểm của tài sản có thể xác định bằng giá trị đánh giá lại do hội đồng định giá hoặc chuyên gia giám định đưa ra, hoặc theo giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi khấu hao).
Các loại bảo hiểm tài sản
Hiện nay bảo hiểm tài sản được chia thành nhiều loại khác nhau theo tính chất của tài sản, mỗi loại lại có nhiều gói sản phẩm tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
Sau đây là một số loại bảo hiểm tài sản phổ biến gồm:
Bảo hiểm nhà xưởng
- Bảo hiểm tài sản nhà xưởng là rủi ro tổn thất của người được bảo hiểm sẽ được chi trả bồi thường trở lại những nhà xưởng đó theo đúng giá trị của nó mà công ty bảo hiểm bồi thường bằng hình thức sửa chữa, xây dựng lại nhà xưởng đó trở lại hiện trạng gần như cũ hoặc hình thức bằng cách bồi thường bằng tiền (thường được áp dụng) trước tại thời điểm xảy ra tổn thất.
Bảo hiểm hàng hóa
- Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết bồi thường trong đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Để được bảo hiểm, bạn phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm.
- Không ai có thể đoán được trước những rủi ro, bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bảo vệ và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro mang lại như hàng hóa bị hư hỏng, cháy nổ, bão lụt, gió lốc, hàng hóa bị đâm vào vật thể khác… Mua bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp giảm thiểu các tổn thất ở mức thấp nhất khi có sự cố xảy ra.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển thường được chia thành 2 loại như sau:
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa: Đây là loại bảo hiểm dành cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước. Việc mua bảo hiểm nội địa thường dành cho các chặng đường vận chuyển dài, giá trị hàng hóa lớn.
- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: Hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt trên phạm vi toàn thế giới. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được xem là một điều kiện cần thiết trong các hợp đồng kinh doanh quốc tế.
Ngoài việc bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển thì còn có sản phẩm bảo hiểm hàng hóa lưu kho. Bởi quá trình lưu trữ hàng hóa trong kho, những rủi ro gây thiệt hại về hàng hóa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Bảo hiểm tài sản kỹ thuật
- Bảo hiểm tài sản kỹ thuật doanh nghiệp là loại bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp và giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố xảy ra. Hiện có 2 loại hình bảo hiểm tài sản kỹ thuật là bắt buộc và tự nguyện.
Bảo hiểm cháy nổ
- Bảo hiểm cháy nổ là một loại bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại hoặc tổn thất đối với tài sản với nguyên nhân là cháy nổ gây ra. Loại bảo hiểm này không chỉ bảo hiểm người là chủ sở hữu nhà, bảo hiểm tài sản trong nhà mà còn bảo hiểm chi phí thay thế, sửa chữa và tái xây dựng tài sản được liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm.